Passive Voice Bị Động

posted in: Advanced Grammar, Grammar | 0

Passive Voice Bị Động

Câu bị động (Passive Voice) là một điểm ngữ pháp cho phép người nói / người viết nhấn mạnh một ý nào đó trong câu. Ý này thường ở dạng động từ. Để bị động, chúng ta chỉ cần làm một vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên, có những trường hợp bị động lại đòi hỏi có sự thay đổi lớn. Và chúng ta còn phải cân nhắc nên khi nào nên làm điều đó nữa.

Bài viết Passive Voice – Bị Động hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn tất cả những gì bạn cần biết về điểm ngữ pháp bị động. Vì đây là một bài lớn nên có một số phần thầy chia nhỏ ở những bài viết khác. Các bạn vui lòng bấm vào link được cung cấp để động thêm kỹ nhé.

Trong bài này, chúng ta sẽ tham khảo qua những nội dung sau:

  • Tại sao dùng bị động?
  • Bị động như thế nào?
  • Các trường hợp bị động đặc biệt
  • Một số lưu ý

Passive Voice – Câu Bị Động

When to Use Passive Voice?

Tại sao chúng ta lại dùng câu bị động? Ngoài trừ việc là trong đề thi bắt (ha ha), trong thực tế, chúng ta sử dụng bị động vì một số mục đích sau:

  • Người nói / viết muốn người nghe / người đọc chú ý vào động từ (hành động được diễn ra).

Khi viết nguyên câu dài, bạn sẽ ít chú ý hơn, đúng không? Thậm chí bạn không thèm đọc kỹ. Cho nên, với việc bị động làm mất đi một số thành phần trong câu, người nghe sẽ tập trung hơn với động từ và hành động được thực hiện.

  • Vì một lý do nào đó, người dùng muốn dấu Subject (người thực hiện hành động đi).

Vô vàn ngữ cảnh khiến bạn muốn dấu chủ ngữ đi. Có thể là bạn không biết ai là người làm điều đó nè. Hoặc có thể bạn là người làm điều đó nên bạn muốn dấu (ha ha). Cũng có thể là vì hành động đó được cả một tập thể làm. Vân vân và vân vân.

  • Để tạo ngữ cảnh trịnh trọng cho những trường hợp nhất định.

Khi dùng Passive Voice, người ta sẽ hiểu câu của bạn đang nhắm tới một mục đích nhất định. Giống như công tắc đèn vậy, bạn bật lên và người ta hiểu là bạn đang “serious – nghiêm túc.” Lúc này cuộc hội thoại / văn bản sẽ trở nên trịnh trọng hơn.


How to Make Passive Voice

Làm sao để bị động? Khá đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm để bị động gồm 3 bước:

  1. Xác định lý do bị động có chính đáng không.
  2. Nhìn xem động từ có thuộc các trường hợp bị động đặc biệt không
  3. Bị động
  4. Kiểm tra Subject – Verb Agreement.

Để làm bước 1, chúng ta sẽ xem phần “When to Use Passive Voice” phía trên. Với bước 2, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sau phần này. Để theo dõi hướng dẫn trọn vẹn về cách bị động, mời các bạn xem bài “Bị Động Cơ Bản” nhé.

Và bước cuối cùng, chúng ta sẽ kiểm tra Subject (số ít số nhiều) có hợp với Verb (động từ số ít số nhiều). Vì có những lúc Subject ở câu chủ động là số ít nhưng khi Bị Động lại ở số nhiều, và ngược lại. Để làm điều này, mời bạn đọc bài Sự Hòa Hợp Giữa Chủ Từ và Động Từ.

Nào, cùng xem một số trường hợp bị động đặc biệt thôi.


Different Passive Voice – Câu Bị Động

Factitive Verbs

Đây là trường hợp bị động với những động từ đi cùng với hai objects (tân ngữ) cùng một lúc. Những động từ trong nhóm này được gọi là Factitive Verbs.

Đây là một bài cũng khá dài nên thầy có một bài viết riêng về nó. Mời bạn xem bài viết Bị Động với Factitive Verbs.

factitive verb list



Verbs of Reporting

Đây là dạng câu bị động chúng ta hay thường gặp trong những kỳ thi đại học. Trong thực tế thì chúng cũng được dùng khá nhiều. Loại câu bị động trong nhóm này khá đa dạng và phức tạp. Các bạn xem qua bài Passive Voice with Verb of Reporting để biết đầy đủ thông tin nhé.

Passive Voice with Verb of reporting



Causative Verbs

Có những lúc chúng ta sẽ nhờ ai đó làm một việc gì vì chúng ta không thể tự làm đúng không? Những động từ cho phép chúng ta làm điều này mang tên là Causative Verbs. Chúng có cách dùng khác với những động từ khác, và vì vậy chúng có cách bị động khác.

Mời các bạn xem qua bài viết Passive Voice with Causative Verbs để tìm hiểu thêm nhé.

causative verbs



Verbs of Perception

Động từ chỉ giác quan cũng là nhóm động từ có cách sử dụng đặc biệt khác với những động từ khác. Chính vì vậy chúng cũng có cách bị động khác nhau. Mời các bạn tìm hiểu về bài Bị Động Với Động Từ Chỉ Giác Quan để tham khảo toàn bộ về chúng nhé.

sense - verbs of perception



Imperative

Và cuối cùng là trường hợp bị động cho câu cầu khiến, câu mệnh lệnh. Vì câu cầu khiến không có subject nên việc bị động của chúng sẽ hơi đặc biệt một chút. Để bị động chúng, chúng ta sẽ cần có sự trợ giúp của Auxiliary (Trợ Động Từ).

Mời các bạn xem bài Passive Voice with Imperative để tìm hiểu về chúng nhé.



Notes: Passive Voice Bị Động

Khi chúng ta sử dụng câu bị động, có một số điều các bạn cần lưu ý sau:

Agents

Agent: (the doer or performer of the mentioned action – người/vật thực hiện hành động)

Không phải lúc nào chúng ta cũng cần nói “by subject.” Trên thực tế là hầu hết những trường hợp sử dụng Passive Voice chúng ta nên bỏ phần “by subject.” Bởi vì chúng ta bị động để dấu Subject đi mà đúng không? Tưởng tượng bạn dùng passive voice để tránh việc nói chính bản thân là người làm:

The money was stolen by me.

thì trớt quớt đúng không?! Tự nhiên dấu đã đời lại lòi đuôi. Nói là nói vậy, có một số trường hợp chúng ta cũng không nên lược bỏ. Những trường hợp đó là khi bạn muốn nhấn mạnh động từ, nhưng lại vẫn muốn đề cập Subject (thường là tên riêng) vì một mục đích nào đó của bạn.


Gerund with passive meaning

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể dùng nghĩa bị động mà không cần V3. Một trong những trường hợp đó là:


Subject  + need/deserve/require/be worth + GERUND:

Trong đó:

  • Subject thường chỉ vật
  • Need (cần) / Deserve (đáng) / Require (yêu cầu) / Be Worth (xứng đáng) sẽ chia theo Subject.
  • Gerund là Verb-ing (lúc này nó không phải present participle nhé!)

Một số ví dụ:

  • They need to demolish those old houses.
    Those old houses need demolishing. ( or Those old houses need to be demolished.)
  • The examples deserve to be mentioned.
    (có thể ghi là) The examples deserve mentioning.
    (hoặc) The examples require mentioning.
    (or) The examples are worth mentioning.

Các bạn chú ý là tất cả những ví dụ bị động trên có thể ghi là “verb to be + Past participle: Those old houses need to be demolished.)


Tenses & Verbs

  • The perfect progressive cannot be in passive voice.
    Các thì hoàn thành tiếp diễn không được bị động
  • Passive voice cannot take place with intransitive verbs
    Nội động từ cũng không thể bị động
  • State verbs (have, suit, fit…-SEE VERBS CANNOT BE IN PROGRESSIVE IN PRESENT CONTINUOUS) cannot be in passive.
    Một số động từ  chỉ trạng thái cũng không thể bị động
  • Phrasal verbs can be in passive if there is any object.
    Có thể bị động Phrasal Verbs nếu chúng có Object.
  • Sau khi đem Object ra đầu câu để bị động, nhớ thay đổi Verb (số ít số nhiều) phù hợp với Subject mới nhé. Nếu không cần thận, có thể bạn sẽ mắc lối Subject – Verb Agreement đấy.

Preposition

Không phải lúc nào cũng dùng “BY” thể giới thiệu “người/vật thực hiện hành động). Đôi lúc chúng ta sẽ cần những Giới Từ khác nhau để làm việc này. Dưới đây làm một số giới từ thông dụng được dùng trong Passive Voice.

  • By + the doer: operated by a senior surgeon
    BY sẽ đi với NGƯỜI thực hiện hành động

    • Tom murdered the crab.
      (passive) The crab was murdered by Tom.
  • With + something as a tool to perform the action: sliced with a sharp knife
    WITH dành cho CÔNG CỤ cần để thực hiện hành động

    • Tom used a hammer to murder the crab.
      (passive) The crab was murdered (by Tom) with a hammer.
  • In + something that is fully over a surface: covered in/with weeds
    IN dành cho MÔI TRƯỜNG, DUNG DỊCH liên quan.

    • Tom used hot water to murder the crab.
      (passive) The crab was murdered in hot water.


Và đó là tất cả những gì bạn nên biết về Passive Voice – Câu Bị Động. Hi vọng các bạn tìm thấy gì đó hữu ích. Đừng quên like, share, và comment nhé. Và nếu được, hãy kết nối với LearningEnglishM qua kênh Youtube nha!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments