Câu Điều Kiện

posted in: Advanced Grammar, Grammar | 0

Ngoài câu điều kiện với IF, Conditional Sentence còn bao gồm một số cấu trúc khác. Trong tiếng Anh có những loại cấu trúc cho phép chúng ta đưa ra giả định (ngoại trừ câu IF). Ví dụ như cấu trúc với WISH, WOULD RATHER,…

Trong bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ điểm qua các cấu trúc có thể giúp chúng ta đưa ra câu giả định.


Câu Điều Kiện

Câu điều kiện là câu cho phép chúng ta đưa ra một giả định. Giả định này có thể là có thật (real) hoặc không có thật (unreal). Và giả định này có thể ở quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai.

Ở mỗi cấu trúc sau, chúng ta sẽ cùng điểm qua cách dùng và ý nghĩa của chúng ở trường hợp giả định có thật hoặc không thật, và ở các mốc thời gian khác nhau.


Câu If – Câu Điều Kiện

Loại câu điều kiện đầu tiên phải kể đến là câu IF. Câu IF rất đa dạng. Chúng có thể diễn tả sự thật, sự việc có thể có thật, sự việc không thật. Và nói về thời gian thì chúng có thể sử dụng rất tự do. Khi ở hiện tại, khi ở quá khứ, tương lai. Có khi còn kết hợp giữa quá khứ và hiện tại.

Chúng ta còn có thể Rút Gọn Câu IF để nhấn mạnh khi cần nữa. Các bạn hãy tham khảo bài Câu Điều Kiện IF – Conditional Sentence IF để tìm hiểu thật chi tiết nhé.

Câu điều kiện IF - Conditional Sentence


Câu Wish

Khi sử dụng câu Wish, người nói có hàm ý đưa giả định KHÔNG THẬT. Câu Wish có thể sử dụng được với cả quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai.

Tuy nhiên, lại có trường hợp Wish lại được sử dụng như một lời chúc? Vì cấu trúc câu Wish khá phức tạp nên các bạn chịu khó xem qua bài Câu Ước – Wish Sentence nhé.

Câu Ước Wish - Conditional Sentence


Cấu Trúc Would Rather

Cấu trúc Would Rather cũng được sử dụng để đưa giả định KHÔNG THẬT vào trong câu. Khác với Wish, Would Rather chỉ dùng để đưa ra không thật ở hiện tại và quá khứ mà thôi.

Tuy nhiên, would rather lại có thể rút gọn và dùng để đưa “ý muốn.” Các bạn hãy xem qua bài viết Cấu Trúc Would Rather để tìm hiểu thêm nhé.

cấu trúc Would rather - câu điều kiện IF

 


It Is Time

Một cấu trúc khác cũng có sự lùi thì mặc dù không có giả định là cấu trúc It is time. Mặc dù không có giả định nhưng vẫn đưa vào câu giả định? Đó là vì cấu trúc này lùi động từ về quá khứ (past subjunctive) nên người ta vẫn xếp nó vào nhóm Conditional Sentence.

Cấu trúc này có hai cách sử dụng, và cả hai cách đều mang nghĩa là “đã đến lúc ai đó làm gì.” Các bạn xem qua bài Cấu Trúc It Is Time để tìm hiểu thêm nhé.

Cấu Trúc It is Time


As if & As Though

As if và As though cũng được sử dụng để đưa ra câu điều kiện, giả định. Khi dùng as if as though chúng ta có thể dùng cho cả có thật hoặc không thật, ở trong quá khứ hoặc ở hiện tại.

Các bạn hãy tìm hiểu thêm về điểm ngữ pháp thú vị này qua bài Cấu Trúc As If và As Though nhé.

Cấu Trúc As if As though - câu điều kiện


Conditional Preposition trong Câu Điều Kiện

Một số giới từ cũng có thể thêm nét nghĩa “giả định” vào trong câu. Những giới từ này thường là “but for – without – with – on condition of…” Các bạn có thể tìm toàn bộ về những giới từ câu điều kiện tại bài viết Preposition of Condition.

Cách chia động từ ở mệnh đề chính sau conditional preposition cũng giống như cách chúng ta chia ở mệnh đề IF vậy. Các bạn tham khảo cả bài Conditiona Sentence IF ở trên nhé.

preposition of condition - giới từ câu điều kiện


Conditional Subordinating Conjunction trong Câu Điều Kiện

Có khá nhiều liên từ phụ thuộc (subordinating conjunctions) có thể được sử dụng để đưa ra câu điều kiện. Trong đó có nhóm:

  • Trong Trường Hợp:
    • In case
    • In the event that
    • Assume/Assuming (that)
    • Suppose/Supposing (that)
    • Imagine/Imagining (that)
  • Miễn là:
    • As long as
    • So long as
    • Providing (that)
    • và Provided (that)

Hai nhóm này sẽ chia động từ đúng thì (có thể xảy ra ở tương lai hoặc hiện tại). Các nhóm 1, 2, và 5 sẽ có thể chia đúng thì hoặc lùi thì tùy trường hợp có thật hoặc không thật.

Ồ, quên nữa, các bạn vào bài Conditional Subordinating Conjunctions để tìm hiểu về 5 nhóm này nhé.

subordinating conjunction list - part of speech - liên từ phụ thuộc


Conditional Conjunctions trong Câu Điều Kiện

Ngoài ra còn một số liên từ khác cũng mang nét nghĩa giả định. Thường chúng sẽ được sử dụng trong điều kiện loại 1 (có thực ở hiện tại hoặc tương lai). Chúng gồm 3 từ:

Trong đó các bạn có thể tham khảo cách dùng ở bài mà thầy () phía trên. Hoặc nếu các bạn tinh ý, bạn có thể nhìn ví dụ sau và tìm ra quy tắc sử dụng:

  • If you don’t return the money to me, I’ll ask gangsters to deal with you.
    -> Return the money to me, or I’ll ask gangsters to deal with you.
  • Don’t reveal your age, or else they’ll boycott you.
    =If you reveal your age, they’ll boycott you.

 

  • If I had gotten home before midnight, I could have phoned you.
    =I didn’t get home until midnight. Otherwise, I could have phoned you.
  • If you had told me yesterday, we could finish it now.
    =You didn’t tell me yesterday; otherwise, we could finish it now.

Cấu Trúc Unless

Cấu trúc Unless cũng như If, có thể sử dụng để đưa giả định. Tuy nhiên, những giả định này phải ở điều kiện có thật.

Và một điều nữa là, Unless có thể đi kèm với câu phủ định phía sau? Wait, what?! Cùng khám phá bài Cấu Trúc Unless để tìm hiểu thêm nhé.

Cấu trúc Unless if not conditional sentence

 


Tóm Tắt: Câu Điều Kiện

Chúng ta có thể sử dụng một số cấu trúc để đưa ra giả định trong câu:

  1. Câu IF
  2. Cấu trúc Wish
  3. Câu với Would Rather
  4. Cấu trúc It is Time
  5. Câu với As if As though
  6. Cấu trúc với Conditional Preposition
  7. Câu với Conditional Subordinating Conjunctions
  8. Và một số liên từ khác

 

Và đó là tất cả những điểm ngữ pháp có thể đưa ra giả định và câu điều kiện If. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy kết nối với LearningEnglishM qua kênh Youtube nhé! Thank you!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments