Passive Voice Câu Mệnh Lệnh

posted in: Advanced Grammar, Grammar | 2

Câu mệnh lệnh (imperative) là loại câu có dạng bị động (passive voice) đặc biệt. Nguyên nhân vì chúng không có Subject nên thường việc bị động hay không bị động cũng không có giá trị lắm.

Nói là nói vậy, các bạn vẫn sẽ thấy dạng bị động của câu mệnh lệnh. Tại sao? Đó là tại vì khi bạn bị động dạng câu mệnh lệnh thì chúng sẽ nghe “êm tai” hơn. Lịch sự hơn, nhẹ nhàng hơn.

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào dạng bị động với câu mệnh lệnh. Nếu bạn muốn xem đầy đủ các trường hợp bị động, hãy xem qua bài Passive Voice – Câu Bị Động nhé.


Passive Voice Câu Mệnh Lệnh

Đầu tiên chúng ta cũng hãy tìm hiểu qua cách đặt câu mệnh lệnh trước đã nhé. Sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu cách bị động nó.

Imperative

Dạng Khẳng Định – Affirmative

Để đặt câu mệnh lệnh dạng khẳng định, chúng ta sẽ cần một động từ nguyên mẫu, sau đó cho chúng đi với tân ngữ nếu cần thiết.

Bare Infinitive (+ Object)

  • Open the door!
  • Close the door!
  • Eat your breakfast!
  • Do your homework!

Và tất nhiên, nếu câu không có tân ngữ, chúng ta không thể bị động.

  • Go out! (No object, No passive)
  • Get down!
  • Stay foot!

Dạng Phủ Định – Negative

Để làm dạng phủ định với câu mệnh lệnh, chúng ta sẽ cho trợ động từ DO ra phía trước, cùng với NOT. Và nếu cần, chúng ta sẽ cho Object ra phía sau.

Don’t Infinitive (+ Object)

  • Don’t open the door!
  • Hey, don’t close the door!
  • Don’t eat your breakfast!
  • Really? Don’t do your homework!

Và cũng như vậy, nếu như câu mệnh lệnh không có object, chúng ta cũng sẽ không thể bị động.

  • Don’t go out! (No object, No passive)
  • I guess, but don’t blink!
  • Don’t sleep!

Passive Voice Imperative

Bây giờ, chúng ta cùng tham khảo cách bị động

Dạng Khẳng Định – Affirmative

Close the door, please.

Passive 1:        LET       +      Object + (BE) +     past participle
Let
               the door    (be)            closed.

Passive 2:        S           +         be +    TO BE +   past participle
                   The door                 is          to be            closed.

Passive 3
:        S           +    MUST/SHOULD + BE + past participle
                 The door              must/should         be        closed.

 


Dạng Phủ Định – Negative

Don’t close the door, please.

Passive 1:        Don’t + LET + Object + (BE) + past participle
Don’t let     
the door     (be)        closed.

Passive 2:        S  + NOT be + TO BE + past participle
                          The door        isn’t         to be        closed.

Passive 3:        S  + mustn’t/shouldn’t + BE +past participle
                   The door mustn’t/shouldn’t   BE       closed.


Be Supposed / Expected To 

Ngoài ra khi muốn biểu lộ hàm ý “RA LỆNH” nhưng lại muốn giữ yếu tố “lịch sự”, chúng ta có thể dùng “Suppose” và “Expect”.

CLEAN THE FLOOR!

Active

It + be + possessive adjective + job/task/duty + TO INFINITIVE + Object

  • It is your duty to clean the floor.
  • What? It is your task to do your homework.
  • It is your job to take care of your family.
  • Come one! It is your duty to be aware of your country’s politics.
Passive 1

Subject (possessive adjective) + be supposed/expected + TO INFINITIVE + D.O

  • You are supposed/expected to clean the floor.
  • What? You are supposed / expected to do your homework
  • You are supposed/expected to take care of your family
  • Come one! You are supposed/expected to be aware of your country’s politics.
Passive 2

Subject (Object) + be supposed/expected + (TO BE) + past participle

  • The floor is supposed/expected to be cleaned.
  • What? Your homework is supposed/expected to be done.
  • Your family is supposed/expected to be taken care of.
  • Come one! Your country’s politics are supposed/expected to be aware of.

Và đó là tất cả những cách có thể để bị bạn bị động dạng câu cầu khiến. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy like, share, comment. Và nếu được, hãy kết nối với LearningEnglishM qua kênh Youtube nhé.

3.5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

2 Comments
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments
peter
Guest
peter
7 months ago

thanks! very comprehensive