Conditional Sentence (câu điều kiên if) cũng được tính là một câu phức với independent clause và dependent clause. Điểm đặc biệt của câu điều kiện này là chúng dành để đưa ra giả định. Giả định thì có thể đúng, có thể sai. Có thể là hoàn toàn không có thật, có thể là có thể xảy ra. Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung xem qua tất cả những điểm ngữ pháp liên quan đến việc đưa ra câu giả định (hypothesis).
Cần lưu ý là Conditional Sentence If – Câu If chỉ là một trong nhiều cách để đưa GIả Định mà thôi. Có thể các bạn sẽ muốn khám phá toàn bộ chuyên đề Conditional Sentence – Câu Điều Kiện đấy.
Conditional Sentence Câu If
Modal Verbs in Conditional Sentence
Modal Verb – Trợ Động Từ – có khá nhiều loại, và chúng thêm một hàm ý nhất định vào trong động từ. Tuy nhiên, khi chúng ta dùng chúng trong câu điều kiện, chúng lại được phân loại và biến đổi một chút nữa. Đó là lý do chúng ta nên tìm hiểu về chúng trước khi xem qua bài Conditional Sentence Câu IF.
Các bạn có thể tìm hiểu về trợ động từ trong câu điều kiện tại bài Modal Verb in Conditional Sentence.
Zero Condition
Loại câu điều kiện đầu tiên phải kể đến là Zero Conditional Sentence. Chúng dành cho những câu luôn luôn đúng(?). Và cách sử dụng của chúng cũng khá đặc biệt. Zero Conditional Sentence là loại câu điều kiện duy nhất (trong câu IF) không cần dùng Modal Verb ở mệnh đề chính.
Các bạn có thể tìm hiểu trọn vẹn về loại câu IF này tại bài Zero Conditional Sentence – Câu Điều Kiện 0.
Conditional Type 1 – Câu Điều Kiện Loại 1
Câu điều kiện loại 1, hay còn gọi là có thật ở hiện tại. Tuy nhiên, người ta còn dùng khái niệm này để chỉ câu điều kiện có thể xảy ra ở quá khứ.
Ở hiện tại thì đơn giản rồi nhưng khi nói ở quá khứ mọi việc lại trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, thầy đã có một bài riêng cho nó. Các bạn xem qua bài Conditional Type 1 – Câu điều kiện loại một để tìm hiểu thêm nhé.
Conditional Type 2 – Câu Điều Kiện Loại 2
Đây là câu điều kiện loại 2, dành riêng cho những sự vật sự việc không thể diễn ra ở hiện tại. Khi chúng ta muốn đề cập đến sự bất khả thi (về khả năng diễn ra) của một hành động ở hiện tại, chúng ta sẽ dùng loại câu này.
Dùng câu điều kiện loại 2 như thế nào? Cần chú ý điều gì? Mời các bạn xem bài Conditional Sentence Type 2 – Câu Điều Kiện Loại 2 nhé.
Conditional Type 3 – Câu Điều Kiện Loại 3
Đây là nhóm “đô con” nhất trong mớ câu IF. Câu điều kiện loại 3 cho phép bạn diễn đạt những hành động không thể xảy ra trong quá khứ. Cấu trúc này được dùng để giả định những sự việc đã xảy ra và không thể thay đổi được.
Các bạn có thể tham khảo toàn bộ bài viết về câu IF này tại Conditional Type 3 – Câu Điều Kiện Loại 3.
Mixed Conditional Sentence
Và cuối cùng là các trường hợp kết hợp câu điều kiện ở những mốc thời gian khác nhau. Có thể là ở quá khứ với hiện tại hoặc hiện tại với quá khứ. Nhưng dù như thế nào thì chỉ có mệnh đề không thật chơi với mệnh đề không thật. Và giả định có thật đi với giả định có thật.
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cách kết hợp những mệnh đều câu điều kiện lại. Các bạn hãy đọc bài Mixed Conditional Sentences nhé.
Một Số Lưu Ý
Ngoài ra có một số lưu ý sau khi chúng ta sử dụng câu IF
What If + Clause?
Khi chúng ta dùng What if + mọt mệnh đề, người nghe sẽ hiểu ngầm một trong hai trường hợp:
- What if + Clause? = What would happen if + Clause: không thật ở hiện tại
- Hey, what if the sun rose in the West?
- I have too much work to do. What if there were 48 hours in a day?
- What if + Clause? = What would have happened + if + Clause: không thật ở quá khứ.
- Well, what if Steve hadn’t been Captain America?
- I didn’t see him yesterday, so he broke up with me. What if I had seen him yesterday?
Các bạn chú ý là cả hai phần trên đều dùng cho KHÔNG THẬT (Unreal) nhé. Một cái không thật ở hiện tại (dùng Past Subjunctive, nghĩa là Simple Past, nhưng WERE cho tất cả các ngôi), một cái ở quá khứ (dùng Past Perfect).
If + it is + adjective = If + ADJECTIVE
Chúng ta có thể rút gọn “if it is adjective” thành “if adjective.” Rất đơn giản, chỉ việc bỏ it is đi và không thay đổi gì thêm:
- If it is possible, please call me.
=If possible, please call me. - I think you should kiss her if it is necessary.
=I think you should kiss her if necessary. - If it is important to you, I will do it.
=If important, I will do it.
If so/ If not
Chúng ta có thể dùng IF kết hợp với SO (khẳng định) hoặc NOT (phủ định) để thay thế cho một câu phía trước đó. Ví dụ:
- There is a possibility that Jane refuses our offer. If so, we’ll have to find another person.
(=If Jane refuses our offer, we’ll have to find another person.) - Perhaps Tom will come. If not, I’ll take his place.
(=If Tom doesn’t come, I’ll take his place.) - Perhaps Tom won’t come. If not, I’ll take his place.
(=If Tom doesn’t come, I’ll take his place.)
Ồh, hai ví dụ cuối kỳ lạ đúng không? Tại tiếng Anh nó quy định thế các bạn ạ. Khi vế trước phủ định thì chúng ta dùng IF NOT sẽ hiểu là “nếu như vậy.” Trong trường hợp khẳng định thì chúng ta dùng IF NOT lại hiểu là “nếu không như vậy.”
Modal Verb in Conditional Clauses
Phần lớn trường hợp, trong mệnh đề chứ IF sẽ không được sử dụng Modal Verbs. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nhất định, chúng ta có thể sử dụng Modal verb trong mệnh đề chứa IF để đưa thêm một nét nghĩa nhất định vào động từ.
If + should
Khi ta dùng Should trong vế câu điều kiện, người nghe sẽ hiểu là hành động / sự kiện đó được diễn ra một cách bất ngờ, vô tình, không có tính toán.
If you should bump into Carol, can you tell her I’m looking for her? (nếu vô tình gặp được Carol)
If the government should ever find itself in this situation again, it is to be hoped it would act more quickly.
Ngoài ra còn một trường hợp kết hợp với modal verb là:
If + will/would
Chúng ta còn có thể sử dụng will và would trong mệnh đề IF để:
- Diễn tả ý “tự nguyện / tự giác / đồng ý” làm điều gì:
- If Clare will meet us at the airport, it will save us a lot of time. (nếu Clare đồng ý gặp chúng ta ở sân bay).
- If you would all stop shouting, I will try and explain the situation! (nếu mày chịu dừng la một chút thì tao sẽ giải thích cho).
…
- Nhấn mạnh sự nghi ngờ của chúng ta tới kết quả ở mệnh đề chính:
- If it really would save the planet, I’d stop using my car tomorrow. (nếu mà chạy cứu được trái đất thì ok, tao ngừng chạy).
- If it really would be anything that makes her love me, I’d do right now.
Inversion of Conditional Clauses
Chúng ta có thể đảo ngữ câu điều kiện để nhấn mạnh sự giả định đấy. Các bạn theo dõi bài viết Inversion of Conditional Sentences nhé.
Và đó là tất cả những điểm ngữ pháp có thể đưa ra giả định và câu điều kiện If. Thầy nghĩ các bạn sẽ muốn xem thêm toàn bộ thông tin về Conditional Sentence – Câu Điều Kiện đấy. Vì câu If chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy kết nối với LearningEnglishM qua kênh Youtube nhé! Thank you!