Trong bài viết này, thầy sẽ review lại đề thi lại IELTS vào ngày 27 tháng 2 2021 vừa rồi của thầy. Các bạn sẽ tìm thấy nội dung (một phần) và những dạng câu hỏi đã xuất hiện trong kỳ thi này.
Review Đề Thi IELTS
Review về kỳ thi IELTS ngày 27 tháng 2 năm 2021. Video đầu tiên trong năm 2021 nè Heh heh heh!!!!
Dù nó đã xảy ra… 14 ngày rồi nhưng mà hôm nay thầy có điểm rồi mới dám review. Điểm thấp mà review khéo người ta lại nghĩ mình… tinh tướng. Điểm và đề mô phỏng (không đẹp lắm) ở dưới, các bạn xem qua nha!
À, thầy thi ở IDP, không biết đề có khác với những sĩ tử bên BC không.
Phần thi IELTS Listening
Review Đề Thi IELTS Listening. Đầu tiên là một số thay đổi trong kỳ thi IELTS. Bây giờ người ta gọi là PART 1 2 3 4 chứ không phải Section 1 2 3 4 nữa. Các bạn xem qua các câu hỏi IELTS Listening để luyện tập nhé.
Section 1
Kỳ thi mở đầu bằng dạng NOTE COMPLETION. Như thường lệ, bắt đầu bằng việc nghe Number (số) và Alphabet (chữ). Bấy lâu nay thầy dạy luôn nhấn mạnh việc luyện nghe 2 thứ này vì nó cơ bản nhất và chắc chắn sẽ xuất hiện trong kỳ thi, dạng này hay dạng khác. Trong phần IELTS Listening Part 1 này 10 câu hỏi đều cùng dạng Note Completion luôn, không có dạng thứ 2.
Section 2
Tiếp tục trong phần IELTS Listening Part 2 là dạng câu hỏi về MULTIPLE CHOICE. Xin nhấn mạnh một điều là câu hỏi trong dạng này chỉ có 3 lựa chọn (khác với Reading có đến 4 lựa chọn, mà… chắc ai cũng biết, hah hah…). Cũng như bao dạng IELTS Listening Multiple Choice khác, người nói đề cập đến tất cả 3 đáp án, cho nên nếu chỉ nghe thấy từ mà chọn thì có khả năng cao sẽ sai.
Một dạng câu hỏi khác trong phần này là Sentence Completion. Khá dễ, nghe theo Key word chắc chắc trung, không có đánh đố gì nhiều.
Section 3
Phần số 3 khá khó, theo ý kiến cá nhân của thầy. Mở đầu là 5 câu Multiple Choice, cũng đánh đố như bên Part 2. Khác cái là ở đây thầy nghe được có 3 người nói (một mentors và hai students thì phải). Họ cũng đề cập đến một số trường từ vựng của cả 3 đáp án nhưng lại thay đổi một chút thông tin.
CHÚ Ý ở đây một chút, trong các Playlist thầy hướng dẫn bài tập Multiple Choice, thầy có dạng các bạn hãy xem QUESTIONS trước rồi hãy coi OPTIONS sau. Tuy nhiên khi OPTIONS dài cũng cố gắng đọc qua một chút. Các bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị hơn nếu dành 30 giây cuối của Section 2 (lúc nghe xong rồi, họ cho 30 giây để kiểm tra câu trả lời) cộng thêm 30 giây cho sẵn đầu Section 3 để đọc. Tuy nhiên, ý kiến của thầy thôi!
Tiếp tục Section 3 là dạng câu hỏi MATCHING. Họ cho một số descriptions – hình như là 7 cái nhận xét – và thầy phải chọn để nối chúng với 5 categories – 5 nguồn mà sinh viên lấy thông tin. Dạng câu hỏi Matching này có nhận xét khá dài. Cho nên nếu ai vừa nghe vừa điền có lẽ sẽ …hoảng loạn rồi miss hết, ít nhất là thầy từng thế. Thay vào đó, các bạn có thể nghe và TAKE NOTE. Sau đó dùng 10 phút cuối bài nghe để chọn câu trả lời phù hợp. Bài nghe khá dễ, nhưng tốc độ hơi nhanh, có khả năng sẽ làm người nghe “lạc” nếu phải người nghe vừa đối chiếu Descriptions.
Section 4
Và phần 4 là SUMMARY (classic, hah hah). Thầy không nhớ lắm nội dung về cái gì nữa. Hình như là về lịch sử của một loài động vật. Dù sao thì, dạng Summary không có gì đặc sắc lắm. Có một chút đánh đố ở từ vựng (thầy nghĩ nó ở B1~B2 thôi, không tới C1). Còn tốc độ thì tương đối chậm, ít nhất là chậm hơn NHIỀU so với 3 phần trước. Các bạn có thể tham khảo mấy cuốn Cambridge IELTS test, thầy cũng có làm playlist rồi. Tốc độ y chang! Đừng nghe của Recent Actual Test (nếu muốn tự tin), vì bộ sách đó đọc RẤT NHANH!
Phần thi IELTS Reading
Trước khi bắt đầu, thầy xin nhấn mạnh lại là thầy không nhớ hết được nội dung nên chỉ đại khái nha. Thầy nhớ được về dạng câu hỏi, hì.
Reading Passage 1
Trong READING PASSAGE 1, mở đầu “nhẹ nhàng” bằng TRUE – FALSE – NOT GIVEN. Cũng không có gì đặc sắc ở trong đây ngoại trừ một câu sẽ dễ lộn giữa FALSE và NOT GIVEN. Có một câu họ đề cập là “cái nhạc cụ này (à bài này nói về nhạc cụ) được chơi bởi một ông này, và ông này hát rất hay). Bài có đề cập đến việc ông này là nhạc công, có hát, có dùng nhạc cụ nhưng mà không nói hay hay không. Nhìn không kỹ có khả năng sẽ lộn giữa FALSE và NOT GIVEN. Thầy có một số video hướng dẫn phân biệt trong Playlist True False Not given, nếu có hứng thú các bạn có thể tìm/hỏi nha.
Để làm T F NG,
đầu tiên thầy đọc hết những câu hỏi. Việc đọc hết này sẽ giúp thầy ĐỊNH VỊ được. Ví dụ thầy biết được là câu số 3 (KEY WORD dễ tìm) nằm ở đoạn 2. Vậy thầy sẽ truy ngược lại đoạn 1 để tìm đáp án cho câu 1 và 2, vì các câu hỏi TRONG CÙNG MỘT DẠNG CÂU HỎI thường đi theo thứ tự.
Vậy giả sử câu 1 là NOT GIVEN mà thầy cứ tìm miết sẽ rất thời gian. Tìm sẽ không ra vì nó là NOT GIVEN. Chi bằng đọc một loạt câu hỏi. Thầy thấy câu 2 ở đoạn 2 rồi mà đoạn 1 không thấy đề cập câu 1, vậy nhiều khả năng nó NOT GIVEN. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của thầy thôi. Các bạn theo dõi them Playlist T-F-NG.
Hai dạng tiếp trong bài là Sentence Completion và Table Completion.
Một điều đáng nói là… mém chút nữa thầy quên làm mấy câu Sentence Completion, vì nó có 3 câu mà lại nhỏ xíu trên góc của cái Table bự chảng. Bạn nào có thói quen SKIP phần đọc đề có khả năng sẽ “hi sinh” mấy câu này…
Hai dạng Sentence và Table Completion khá đơn giản, chỉ việc tìm KEY WORD và điền từ vào, được điền MỘT từ. À, có một câu khá dễ lộn. Đại loại là nó bảo cái đàn này nó tăng “size of the body”. Còn ĐỀ BÀI chỉ rằng “increase in ….volume”. Mém thầy lộn là size. Các bạn cẩn thận, coi chừng…ẨU! Chú ý cách người ta PARAPHRASE. Trong Playlist bài tập SENTENCE COMPLETION thầy có đề cập!
Reading Passage 2
Ở bài đọc thứ 2, xin lỗi nhưng thầy chỉ nhớ được dạng MULTIPLE CHOICE. Khá khó. Họ paraphrase tương đối kỹ. Ở đây thầy xin đưa lời khuyên là, các bạn nên đọc để HIỂU CÂU HỎI trước, sau đó tìm thông tin trong bài đọc, đọc hiểu, rồi hãy lựa chọn, so sánh các OPTIONS. Việc đọc luôn các OPTIONS trước lúc tìm thông tin thứ nhất là mất thời gian vì đằng nào cũng phải đọc lại, mà không phải ai cũng có trí nhớ ngắn hạn tốt để mà nhớ luôn không đọc lại. Thứ hai là nó làm bạn không tập trung tốt vào KEY WORD của câu hỏi!
Reading Passage 3
Bài đọc thứ 3 có vẻ dễ (với thầy) vì nó là cái chủ đề thầy thích, hô hô, về TÂM LÝ HỌC. Dừng ở đây một chút. Đúng là có thông tin bài đọc trong IELTS READING sẽ khó dần đều lên (chắc tại bộ RECENT ACTUAL TEST). Có lẽ nó đúng, nhưng theo ý kiến của thầy thì nó cũng không khác nhau mấy. Có chăng là bạn gặp từ vựng của chủ đề bạn biết, chủ đề bạn không biết, dạng câu hỏi bạn quen, và dạng không quen. Cho nên đừng tâm lý làm gì. Bạn nào bạo hơn nữa có thể bắt đầu bằng dạng câu hỏi/chủ đề mà mình thích (hoặc quen) trước để lấy tự tin. NHƯNG nhớ là điền câu hỏi theo đúng số!
Trong bài đọc số 3 này có 3 dạng câu hỏi là
MATCHING HEADINGS, MATCHING (names and opinion), và TRUE – FALSE – NOT GIVEN. Đầu tiên thầy không làm matching headings ngay vì KINH NGHIỆM cho thấy làm nó trước mất thời gian, thầy hay bị tập trung vào việc hiểu hết bài thay vì làm bài rồi một hồi “quýnh” lên vì thấy chưa làm mấy câu hỏi kia. Cho nên, mới đầu vào thầy làm Matching trước, T F NG rồi mới Matching Headings.
Để làm Matching, thầy kiểm tra TÊN (OPTIONS) trước thay vì dùng KEY WORDS trong CÂU HỎI (Questions) vì tên tất nhiên dễ tìm hơn!! Sau đó thầy đọc opinion của họ rồi mới truy ngược lại CÂU HỎI để điền. Một số bạn thích có thể làm ngược lại, nếu quen. Vì thật ra cách thầy làm sẽ mất thời gian hơn vì có NHIỀU người hơn OPINION. Tuy nhiên, như thầy nói lúc này, tên dễ tìm hơn trong bài đọc.
T F NG cũng không có gì khác biệt với phần một. Thầy cũng bắt đầu với việc đọc một lèo những câu hỏi sau đó mới định vị câu nào dễ nhất rồi làm. Quá trình hệt T F NG của bài đọc đầu. Có điều trong bài đọc 3 này mấy câu hỏi “chạy” khá nhanh. Câu 36 ở đoạn 2 mà câu 40 ở đoạn cuối rồi.
Phần thi Writing
Task 1
Review Đề Thi IELTS Writing Task 1: Map! Thầy được cung cấp 2 bản đồ về STUDENTS HALL. 5 năm trước và hôm nay (thì quá khứ và hiện tại hoàn thành). Thầy bàn một chút về dạng MAP. Thật ra, theo nhận xét của thầy thì dạng MAP của IELTS Writing nó từa tựa như COMPARE AND CONTRAST (so sánh đối chiếu). Chúng ta sẽ phải so sánh đối chiếu những khác biệt giữa 2 thời điểm khác nhau.
Cho những ai chưa học qua dạng COMPARE & CONTRAST. Theo kiến thức phổ thông thì có hai cách chính để phân tích dạng này. Một là Similarities and Differences (một đoạn nói về điểm giống và một đoạn nói về điểm khác) và hai là Point by Point (GROUP những điểm giống/khác thành một nhóm, mỗi đoạn phân tích một nhóm).
Có trường phái viết một đoạn cho quá khứ, một đoạn cho hiện tại. Họ có ý của họ, có lẽ họ nhìn nhận dạng Map theo cách khác chứ không phải Compare hay Contrast như thầy, thầy xin không bàn tới.
Phần thầy, thầy làm theo Point by Point. Nói ra dông dài, bạn nào thực sự muốn tìm hiểu thêm có thể comment. Thầy sẽ làm vid theo yêu cầu số đông, hah hah!
Task 2
Agree and Disagree. Câu hỏi kỳ đó là (thầy không nhớ chính xác từng chữ…) “People, especially the young, have a tendency to abandon traditions. Some think that this will have bad influence on society. To what extent do you agree or disagree with that opinion?
Ahem, dạng OPINION cũng có rất nhiều cách tiếp cận. Có người tập trung bàn về mình AGREE hay DISAGREE thôi, không lật ngược lại. Có người lật ngược lại, như thầy.
Trong bài thi vừa rồi, thầy dành một đoạn đề cập tới lý do tại sao người ta KHÔNG đồng ý với vấn đề trên. Một đoạn khác thầy dành một nửa đề cập tới ẢNH HƯỞNG của nó và tại sao những ảnh hưởng này KHÔNG QUAN TRỌNG. Sau đó kết luận.
Cách phân tích kiểu nào cũng có lợi / hại riêng. Kiểu của thầy có hại là bạn dễ làm cho luận điểm của mình …diluted nếu không cẩn thận. Nhưng nó sẽ cho phép thầy có nhiều thứ để phân tích hơn.
Từ vựng thì thầy không nhớ hết mình đã dùng gì rồi, nhưng cấu trúc câu phức thì có nhớ đây:
- Subordinating Clause
- Participial Clause
- Absolute Clause
- Relative Clause
- Noun clause
Thầy nhớ không lầm trong Playlist Grammar của thầy có đề cập hết mấy loại này rồi thì phải. Các bạn không rõ loại nào có thể hỏi hén!
Phần Speaking
Đi thi về thầy ghi lại hết mấy câu hỏi, hah hah. Để dành viết Review Đề Thi IELTS. Hên ghê chứ giờ quên sạch rồi. Các bạn tham khảo mấy câu hỏi ở dưới nhé. Thầy lưu ý một số điểm thầy nghĩ chúng ta nên có (và dễ cải thiện) khi đi thi:
- Chú ý sử dụng nhiều loại câu phức khác nhau nhé. Cho nên, nếu bạn không quen dùng câu phức có lẽ nên chuẩn bị trước. Ví dụ nếu nghe câu hỏi về Location (WHERE, WHICH…) thì sẽ dùng những loại câu nào, khai triển ý như thế nào.
- Nên chuẩn bị trước một số mẫu câu của miệng mà các bạn có thể dùng. Đầu tư từ vựng vào, ví dụ. Khi bạn không nghe được gì đó, thay vì nói “excuse me” có thể dùng “I didn’t catch that” (idiomatic), thay vì “please call me…” có thể nói là “you can refer to me as…” (hah hah…), thay vì nói “now I’m going to talk about” có thể nói là “Let me start it off by…”. Đại loại vậy. Cố gắng, nhắc lại, dùng từ vựng formal/rare/idiomatic để có điểm về từ vựng.
- Chú ý nói chậm rãi, không cần (vì sợ) mà nói nhanh hơn bình thường. Nói chậm dễ nhớ nhấn âm cuối, lên xuống, kiểm soát chunking tốt hơn.
Still, ý kiến của thầy trong bài Review Đề Thi IELTS thôi! Còn dưới đây là những câu hỏi nhé:
(các bạn nhìn Video nhé 12:50 )
IELTS Speaking Questions ở phút 17:37 .
Thank you!