Writing IELTS Overview
Hi there, hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua phần tiếp theo của IELTS Overview. Đó là Writing IELTS Overview – thông tin chung về phần thi Writing của kỳ thi IELTS. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về kỳ thi Writing của IELTS. Cụ thể là các bạn sẽ có bao lâu, phải làm những gì và nên làm thế nào. Nếu các bạn mỏi mắt, các bạn có thể mở video nghe cho đỡ mệt :)!
Writing IELTS Overview Video
Thông tin cơ bản – Writing IELTS Overview
Ở kỳ thi IELTS thì phần Writing sẽ là phần thi cuối cùng trong buổi sáng. Sau đó nếu các bạn đăng ký thi nói vào buổi chiều thì chiều các bạn sẽ lại phải thi tiếp. Bản thân mình nghĩ nên dành một ngày khác để thi Speaking cho tâm trí, đầu óc thư thả. Các bạn biết đấy. Tập trung suốt gần 3 tiếng đồng hồ rất mất sức. Bạn cố quá có thể dẫn đến quá cố, à nhầm. Có thể dẫn đến không thể hiện được hết khả năng của mình.
Phần thi Writing sẽ kéo dài trong 60 phút. Trong đó thì các bạn sẽ phải làm hai nhiệm vụ. Nhận xét một biểu đồ (report) trong vòng 150 chữ. Và viết một bài Nghị luận xã hội (essay) trong vòng 250 chữ. Nhìn sơ thì các bạn cũng biết nên chia tỷ lệ thời gian thế nào đúng không? Tuy nhiên thì tùy cá nhân mỗi người thôi. Có người chia 20 – 40 (phần lớn), có người chia 15 – 40 – 5 (5 phút check). Có người còn chia 30 – 30. Heh heh. Tùy, các bạn cứ làm sao các bạn thấy thoải mái tự tin!
Task 1 – Report
Trong phần task 1 report thì các bạn sẽ phải viết 1 trong 4 loại. 1 trong 4 loại nha các bạn, không phải viết hết 4 cái đâu. Mỗi loại biểu đồ đều có cái khó, cái dễ riêng. Cho nên khó nói cái nào dễ nhất cái nào khó nhất được. Tuy nhiên thì chúng ta sẽ bàn kỹ về chúng hơn ở chuyên đề khác. Ở trong bài Writing IELTS Overview này thì chúng ta sẽ đi về thông tin cơ bản thôi. Bốn loại mà mình đang nói đến đó là:
Process
Hiểu một cách đơn giản thì Process nghĩa là cách thức thực hiện một việc gì đó. Ở trong dạng bài về Process thì các bạn sẽ được đưa ra một biểu đồ. Sau đó các bạn diễn giải lại bằng chữ cùng với ý kiến cá nhân. Nội dung của những biểu đồ này có thể là về cách thức vận hành một cái gì đó; cách thức một cái gì đó được tạo ra; hoặc vòng tuần hoàn của cái gì.
Ví dụ như hình ở trên thì các bạn sẽ phải diễn tả lại cách thức làm tương cà. Các bạn sẽ lần lượt diễn giải các bước bằng những câu cú khác nhau. Nối chúng lại theo những từ nối logic. Và tất nhiên là thêm những kết luận, phân tích hợp lý.
Map
Bản đồ. Khác với phần Map của Listening, phần Map của Writing thường có hai phần. “Tuy hai mà một”. Nghĩa là hai bản đồ sẽ cùng nói về một địa điểm. Các bạn phải tinh mắt “photo hunt” xem hai bản đồ có gì khác nhau. Sau đó tìm ra những điểm khác NỔi BẬT. Và phân tích nó, nói xem sự thay đổi này cho thấy điều gì về địa điểm đang được bàn tới.
Bản đồ phía trên cho thấy một địa điểm ở Spain. Một mốc ở 2000 và một mốc khác ở “today”. Các bạn xem về đường xá có gì thay đổi. Về cơ sở vật chất/hạ tầng có gì thay đổi. Sau đó các bạn kết luận xem sự thay đổi này nói lên điều gì. Done!
Trend
Loại trend yêu cầu chúng ta phải diễn tả sự thay đổi theo thời gian của một hoặc nhiều đối tượng nào đó. Tất nhiên nếu các bạn chỉ đơn thuần nói nó tăng/giảm thế nào theo thời gian thì sẽ khó có được số điểm trọn vẹn. Vì vậy, các bạn phải “so sánh” khi cần thiết (như đề bài yêu cầu). So sánh như thế nào thì hẹn gặp lại các bạn ở chuyên đề về Trend.
Một điều khác cần lưu ý là nhiều người đang học và dạy theo “bar chart, line chart, pie chart, table…”. Cách dạy này không sai, nhưng theo ý kiến cá nhân của mình thì nó sẽ làm các bạn dễ lẫn lộn. Bởi vì cùng một dạng bar chart. Nó có thể là Trend, nó cũng có thể là Comparison. Vậy làm sao để biết? Hoặc các bạ xem clip. Hoặc các bạn nhớ là: Nhiều mốc thời gian sẽ thường là Trend, và ngược lại!
Như biểu đồ ở trên thì các bạn có thể thấy. Ở đây có ba đối tượng (USA, Sweden, and Japan). Và khá nhiều mốc thời gian (6 mốc, từ 1940 đến 2040). Các bạn sẽ phải diễn tả nó tăng giảm thế nào, so sánh và đối chiếu. Ví dụ ngoài diễn tả nó tăng giảm như thế nào thì các bạn có thể nhấn mạnh phần cuối của Japan. Nó tăng một cách đột biến từ thấp nhất lên cao nhất, chẳng hạn.
Comparison
Phần Comparison gồm những biểu đồ mà trong đó có nhiều “đối tượng” đang được sắp xếp cạnh nhau. Thường thì sẽ có một hoặc hai mốc thời gian thôi. Do đó chúng ta sẽ tập trung so sánh những đối tượng này với nhau thay vì nói nó thay đổi theo thời gian như thế nào.
Cũng giống như phần Trend, comparison có thể được thể hiện ở nhiều dạng. Việc phân tich xem nó nằm ở dạng nào rất quan trọng. Bởi vì nó sẽ giúp các bạn vận dụng được những cấu trúc, từ vựng cần thiết. Mà Accuracy (cấu trúc – tạm gọi vậy) và Lexical Resources (vocabulary – tạm gọi) là hai tiêu chí chấm điểm. Cho nên hãy ráng hiểu phần này rồi hãy đọc tiếp nhé! Nếu không hiểu các bạn có thể comment hoặc email.
Như ví dụ trên thì các bạn thấy có tới 7 vùng/đất nước. Không có mốc thời gian nào. Cho nên chúng ta không thể nói nó thay đổi thế nào theo thời gian. Chúng ta sẽ so sánh những “đối tượng” (quốc gia/vùng) này với nhau.
Kết thức task 1. Nhắc lại với các bạn là chúng ta sẽ đi kỹ về 4 loại này ở một chuyên đề khác. Bài viết Writing IELTS Overview này chỉ là sơ lược về những thông tin cần thiết.
Task 2 – Essay
Ở phần này, Writing IELTS Overview sẽ giới thiệu cho các bạn những loại nghị luận của IELTS task 2. Có rất nhiều chủ đề trong nghị luận xã hội. Các bạn từng học Ngữ Văn, hẳn các bạn đều biết là việc chuẩn bị cho nó là điều không thể. (Không tính đoán đề trong kỳ thi quốc gia nha). Tuy nhiên thì nghị luận xã hội cũng chia làm nhiều dạng khác nhau. Tiếng Anh cũng vậy.
Có rất nhiều cách chia theo dạng khác nhau trên mạng, tuy nhiên thì mình ưa nhất cách chia này:
Agreeing – Disagreeing
Một topic và các bạn có thể nói rằng mình đồng ý, không đồng ý, hoặc “ba rọi” (nửa này nửa kia). Những dạng Agree – Disagree thường bắt đầu bằng “To what extent do you agree or disagree”. Hoặc “Discuss both view and give your opinion”. Một lần nữa, sẽ có chuyên đề về loại viết này. Còn hiện tại chúng ta chỉ tìm hiểu xem task 2 có gì.
Advantages – Disadvantages
Chủ đề sẽ được nhìn nhận theo góc độ “lợi” và “hại”. Một chuyện được đưa ra sau đó chúng ta phải nhận xét, phân tích xem chúng có gì tốt/xấu. Với dạng đề này thì chúng ta không nhất thiết phải nói mình theo phần lợi nhiều hơn hay phần hại nhiều hơn. Mà chủ yếu chúng ta phải có khá nhiều ý tưởng trong quá trình hành văn. Dạng này sẽ thường bắt đầu bằng câu “Discuss the advantages and disadvantages…”. Hoặc “do the advantages/disadvantages outweigh the disadvantages/advantages”. Đối với cách hỏi thứ hai thì chúng ta cũng nên đưa ra chính kiến của mình; nói xem nó nhiều lợi hơn hay hại hơn.
Problems – Solutions
Cái tên nói lên tất cả. Đối với dạng đề này thì chúng ta phải cân não xem vấn đề được nhắc đến sẽ mang đến những hệ quả gì xấu. Và có cách nào để giải quyết. Dạng này không có gì đặc biệt ngoại trừ ý tưởng. Tuy nhiên thì thời công nghệ 4k, chúng ta có thể dễ dàng google hoặc “phây-tê-bốc” đúng không nào.
Ở dạng này thì các bạn cần lưu ý luôn. Solutions ở đây không nhất thiết phải là solutions cho những problems mà các bạn nếu ở trên. Nó có thể là solutions “gốc”. Nghĩa là phương pháp giải quyết triệt để vấn đề. Ví dụ như việc đi du học để lại problems là nhớ nhà, shock văn hóa, và thiếu tiền. Vậy thì chúng ta có thể ra 3 solutions đó là dùng internet, đọc sách, và kiếm việc làm. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đưa luôn solution “gốc”. Đó là, cấm tiệt không cho đẻ trứng, à nhầm, du học!
Causes – Effects
Đây là loại cuối cùng trong Task 2. Các bạn sẽ phải phân tich một vấn đề xem nó bắt nguồn từ đâu. Và nó sẽ để lại kết quả gì. Có thể là những điều xấu, cũng có thể là những điều tốt. Tùy theo đề bài yêu cầu mà các bạn sẽ “bão não” về ý tốt hay ý xấu.
Loại causes & effects này hay được kết hợp lắm nha các bạn. Người ta có thể kết hợp giữa “Cause – Problems” hay “Cause – Solutions”. Nói chung nó cũng không phải là vấn đề gì to tát.
Kết luận
Ở phần Writing IELTS Overview này, các bạn đã biết được rằng.
- Chúng ta có 60 phút để giải quyết phần test.
- Có hai task để chúng ta làm. Và số điểm của chúng sẽ chênh lệch theo tỉ lệ 1/2.
- Task 1 các bạn sẽ có thể làm một trong 4 loại: Process/Map/Comparison/Trend.
- Task 2 các bạn sẽ làm một trong 4 loại: Agreeing – Disagreeing/Advantages – Disadvantages/Problems – Solutions/Causes-Effects
Nếu các bạn vẫn chưa xem qua phần Overview của Listening và Reading thì mời các bạn xem qua trước khi bước sang phần Overview của Speaking nhé! Và hãy nhớ đọc lại Writing IELTS Overview này để hiểu thật kỹ trước khi lên lịch ôn/học IELTS nha!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về Writing IELTS Overview! Hẹn gặp lại các bạn!